Fe + HNO3 là một phản ứng hóa học oxi hóa khử trong đó chất khử là Fe nhường electron còn chất oxi hóa là HNO3 nhận electron. Fe + HNO3 có thể có nhiều hướng phản ứng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện là gì, hãy xem bài viết dưới đây và cùng ôn tập kiến thức nhé.
Fe + HNO3 là một phản ứng hóa học thuộc phân loại nhóm phản ứng oxi hóa khử trong đó:
– Fe là chất nhường electron gọi là chất khử.
– HNO3 là chất nhận electron gọi là chất oxi hóa.
Fe + HNO3 phản ứng theo nhiều chiều hướng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện ban đầu như thế nào mà sẽ tạo thành các sản phẩm tương ứng. Do Fe là một nguyên tố đa hóa trị – đa số oxi hóa (2 và 3) nên trong phản ứng sẽ có những biến đổi rất khó lường yêu cầu học sinh nắm thật vững kiến thức thì mới có thể đưa ra lời giải chính xác được. hãy cùng chúng tôi xét những điều kiện phản ứng dưới đây để hiểu thêm về phản ứng hóa học Fe+HNO3 nhé.
Trong các bài tập có liên quan đến phản ứng hóa học thuộc kiểu này các em sẽ gặp chất sản phẩm tạo thành là NO bởi HNO3 được cho ở điều kiện loãng, dư. Ngoài ra, sau phản ứng chúng ta sẽ thu được dung dịch gồm muối Fe(NO3)3 có màu xanh tím nhạt khi cô cạn chỉ thu được muối này ở trạng thái rắn mà thôi.
Khi phản ứng xảy ra, chúng ta quan sát được có khí KHÔNG MÀU thoát ra từ ống nghiệm và sẽ nhanh chóng chuyển thành MÀU NÂU khi tiếp xúc với không khí.
Dung dịch thu được không có màu hoặc có màu tím nhạt tuỳ thuộc vào nồng độ Fe(NO3)3 sau phản ứng như nào.
Fe + HNO3 đặc nóng
Sắt tác dụng với HNO3 đặc nóng vẫn thu được muối Sắt (III) Nitrat nhưng sản phẩm khử tạo thành ở đây chúng ta sẽ thu được khí NO2 có màu nâu.
Fe + 4HNO3 →Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
Fe + HNO3 đặc nguội
Sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội bởi kim loại này sẽ thụ động hoá trong dung dịch axit.
Bài tập vận dụng liên quan Fe + HNO3
Câu 1. Cho 11,2 gam Fe tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 6,72 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
Câu 2. Tính chất vật lý nào dưới đây là của sắt:
A. Sắt có màu vàng nâu, nhẹ, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
B. Sắt có màu trắng bạc, nặng, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
C. Sắt có màu trắng xám, nặng, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
D. Sắt có màu trắng xám, nhẹ, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Câu 3. Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là:
A. Hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3
B. Hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3
C. Hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO
D. Fe2O3
Câu 4. Biết A là oxit, B là muối, C và D là kim loại. Cho các phản ứng sau:
a) A + HCl → 2 muối + H2O
b) B + NaOH → 2 muối + H2O
c) C + muối → 1 muối
d) D + muối → 2 muối
Các chất A, B, C, D có thể là
A. Fe3O4, CaCO3, Fe, Cu.
B. Fe3O4, CaCO3, Cu, Fe.
C. Fe2O3, Ca(HCO3)2, Fe, Cu.
D. Fe3O4, Ca(HCO3)2, Fe, Cu.
Câu 5. Nhận định nào sau đây là sai?
A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.
B. HNO3 (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.
D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.
Câu 6. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
A. FeO, NO2, O2.
B. Fe2O3, NO2.
C. Fe, NO2, O2.
D. Fe2O3, NO2, O2.
Câu 7. Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?
A. Fe + dung dịch AgNO3 dư
B. Fe + dung dịch Cu(NO3)2
C. FeO + dung dịch HNO3
D. FeS + dung dịch HNO3
Câu 8. Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau: MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa?
A. ZnS + HNO3(đặc nóng)
B. Fe2O3 + HNO3(đặc nóng)
C. FeSO4 + HNO3(loãng)
D. Cu + HNO3(đặc nóng)
Câu 10. Cho 16,8 gam bột Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, thu được khí NO duy nhất, lượng muối thu được cho vào dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Nung nóng kết tủa mà không có không khí thu được m gam chất rắn. Tính m?
A. 10,8 gam
B. 21,6 gam
C. 7,2 gam
D. 16,2 gam