Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn : “ Lời nói là tấm gương của tâm hồn "

Đoạn văn Lời nói là tấm gương phản chiếu tâm hồn của con người

"Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Lời dạy của ông cha ta thật thấm thía bởi lời nói là tấm gương của tâm hồn mỗi con người. Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, thể hiện ở dạng nói và dạng viết.Mỗi lời nói đều chứa đựng sự trai nghiệm, vẫn tri thức, vốn sống và tinh cách của một con người. Vì vậy lời nói là tấm gương phản chiếu tâm hồn tính cách của người đó. Mỗi con người có tính cách, suy nghĩ và tư duy khác nhau. Cách họ nói năng giúp chúng biết được tính cách của người đó. Người thô tục, thường hay nói lời thô tục. Người phù phiêm, thường hay nói lời phù phiếm. Người thô bạo, nói lời thô bạo. Có những lời nói làm tổn thương , xúc phạm người khác, vi phạm nguyên tắc lịch sự văn minh trong giao tiếp, Cách nói năng cho thấy sự sắc xảo, sâu lắng, nông cạn, hời hợt của tâm hồn người đó, bởi vì nó phản ánh tư duy. Một lởi bat căn có thể nhóm lên xung đột. Một lời tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời. Một lời đúng lúc có thể xua đi phiền não. Một lời yêu thương có thể chữa lành và mang lại hạnh phúc gởi nói là thước đo chính xác nhất giá trị của mỗi con người. Hơn nữa, việc nói năng nhẹ nhàng, có văn hóa với những người xung quanh không chỉ giúp cho ta được mọi người yêu thương, tôn trọng, học tập mà còn khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn.Một trong những tấm gương về cách nói năng không thể không nhắc đến là chủ tịch Hồ Chí Minh. Những câu nói của Bác : Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay lời Bác dạy thanh niên, năm điều bác dạy thiếu niên nhi đồng , cách Bác trò chuyện với trẻ em, cụ giả, chiến sĩ, với mọi tầng lớp nhân dân thật gần gũi, dễ hiểu. Cách nói của bác thể hiện sự sâu sắc trong suy nghĩ, sự mạch lạc khúc triết trong câu nói phản ánh nhân cách cao cả của Người Nhưng trong cuộc sống không phải lúc nào lời nói cũng thể hiện tâm hồn và trình độ văn hóa của một người, có những người "miệng nam mô bụng bổ giao gảm " lời nói ngon ngọt nhưng tâm hồn lại không như vậy. Vẫn còn có nhiều người chưa biết cách sử dụng lới nói đúng mực với những người xung quanh, đôi lúc là có những lới nói thô lỗ, không tôn trọng người đối thoại ... những người này đáng bị xã hội phê phán . Lời nói của bạn có sức mạnh làm tan vỡ trái tim, hàn gắn mối quan hệ khá sáng con người và thay đổi thế giới. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân, trau dồi kiến thức, không ngừng học tập, vươn lên. Vậy còn lí do gì nữa khiến chúng ta còn chần chủ trong việc trau dổi cách nói năng để “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"?