Na2O tác dụng với H2O
Na2O + H2O → NaOH được VnDoc biên soạn là phương trình phản ứng hóa học khi cho Na2O tác dụng với nước để tạo ra dung dịch kiềm, đây cũng là phản ứng chứng minh Na2O là oxit bazo tan. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng Na2O tác dụng với H2O
Na2O + H2O → 2NaOH
2. Cách thực hiện phản ứng kim loại Na2O với H2O
Cho mẫu natri oxit vào cốc nước cất, dùng quỳ tím để nhận biết dung dịch sau phản ứng, làm quỳ chuyển sang màu xanh
3. Tính chất hóa học của Na2O
Na2O là một oxit bazo tan do đó mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ tan:
3.1. Na2O tác dụng với nước
Phương trình phản ứng:
Na2O + H2O → NaOH
3.2. Na2O tác dụng với oxit axit tạo thành muối
Ở trong môi trường bình thường Na2O sẵn sàng tác dụng với những oxit axit khác để tạo thành hợp chất mới là muối.
Na2O + CO 2 →Na 2 CO 3
3.3. Na2O tác dụng với dung dịch axit
Na2O tác dụng với dung dịch axit cũng tạo thành muối và giải phóng nước.
Na2O + HCl → NaCl + H2O
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho các chất sau: Na, Na2O, NaCl, Na2CO3, NaHCO3 số chất tạo ra NaOH từ 1 phản ứng
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 2. Dãy chất tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Na, K, Fe, Mg
B. Na, K, Mg, Ba
C. Na, Mg, Fe, K
D. Na, Mg, Ca, Ba
Câu 3. Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?
A. H2O
B. HCl
C. H2SO4
D. Fe(OH)2
Xem đáp án
Đáp án A
Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là BaO
Phương trình hóa học: BaO + H2O → Ba(OH)2
Lấy Ba(OH)2 cho vào 2 chất rắn, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO
Phương trình hóa học: Ba(OH)2 + Al2O3 + H2O → Ba(AlO2)2 + 2H2O
Câu 4. Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,15 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,92 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A.9,425.
B.4,875.
C.4,550.
D.14,625.
Xem đáp án
Đáp án A
nFeCl3 = 0,15mol => mFe tối đa sinh ra = 0,15 . 56 = 8,4 gam > 3,92 gam
=> chất rắn chỉ có Fe, còn Zn đã phản ứng hết
nFe = 3,92 / 56 = 0,07 mol
FeCl3 phản ứng với Zn tạo thành Fe (0,07 mol) và FeCl2 (0,15 – 0,07 = 0,08 mol)
Bảo toàn e: 2nZn = 3nFe + nFeCl2 => nZn = 0,145 mol
=> m = 9,425 gam
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm ?
A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau: lập phương tâm khối.
B. Dễ bị oxi hóa.
C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tử kim loại kiềm thấp hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì.
D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1 e ở phân lớp p.
Câu 6. Cho các phát biểu sau :
(1) Có thể tìm được kim loại kiềm ở dạng nguyên chất ở những mỏ nằm sâu trong lòng đất.
(2) Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất.
(3) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tăng dần.
(4) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ sôi của các kim loại giảm dần.
(5) Kim loại kiềm đều là những kim loại nhẹ hơn nước.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
---------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn phương trình hóa học rất hữu ích Na2O + H2O → NaOH. Giúp các bạn vận dụng vào các dạng bài tập lý thuyết cũng như trắc nghiệm.
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.