Hai đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc đã làm nhiệm vụ phân chia địa cầu chúng ta đang sống thành 4 bán cầu là Đông, Tây, Nam, Bắc đều nhau. Nhưng bản chất của hai đường này là gì? Có phải đó chỉ là tên gọi khác của đường kinh tuyến và vĩ tuyến? Mời quý bạn đọc tham khảo thông tin được Việt Thanh tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Tham khảo: Máy thủy bình, máy GPS RTK – thiết bị đo đạc hỗ trợ xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc chuẩn xác.
Khái niệm về đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc
Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là những khái niệm cơ bản trong bộ môn địa lý trung học phổ thông. Nhưng không phải ai cũng quan tâm và có thể ghi nhớ những kiến thức này.
Trái đất chúng ta đang sống có dạng cầu. Trên hình cầu này lại xuất hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong đó kinh tuyến là những đường nằm dọc theo địa cầu và nối điểm cực bắc với điểm cực Nam của địa cầu. Còn các đường vĩ tuyến là những đường nằm ngang. Chúng làm nhiệm vụ nối liền các điểm có cùng vĩ độ với nhau.
Trên bề mặt địa cầu có tất cả 360 đường kinh tuyến. Mỗi đường kinh tuyến lại cách nhau một độ. Và có 181 đường vĩ tuyến, mỗi đường vĩ tuyến cũng cách nhau 1 độ. Trong số đó thì có 1 đường kinh tuyến gốc và 1 đường vĩ tuyến gốc.
Vậy hiểu đơn giản, đường kinh tuyến gốc là một đường kinh tuyến trong hệ tọa độ địa lý. Nó nằm dọc ở vị trí 0 độ trên mặt trái đất và đối diện với kinh tuyến 180 độ. Còn vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến cũng nằm ở vị trí số 0 trên bề mặt trái đất. Vĩ tuyến gốc còn được gọi là đường xích đạo.
Xem thêm: Kinh tuyến số 0 – Lịch sử, vai trò và ứng dụng chi tiết
Đặc điểm của kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc
Cũng tương tự như các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên địa cầu, hai đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc cũng mang những đặc trưng riêng biệt.
Đường kinh tuyến gốc có đặc điểm gì?
- Chỉ có duy nhất một đường kinh tuyến gốc đi ngang qua đài thiên văn Greenwich ở ngoại ô của nước Anh.
- Cùng với các đường kinh tuyến khác, đường kinh tuyến gốc là những nửa đường tròn vuông góc và chạy dọc với các đường vĩ tuyến.
- Đường kinh tuyến 180 độ cùng với đường kinh tuyến gốc đã chia địa cầu thành hai bán cầu. Trong đó nửa bán cầu Đông nằm ở bên phải và nửa bán cầu Tây nằm ở bên trái.
- Độ dài của đường kinh tuyến gốc là khoảng 20.000km và tương đương với các đường kinh tuyến khác trên bề mặt địa cầu.
- Các đường kinh tuyến nằm bên phải đường kinh tuyến gốc gọi là đường kinh tuyến Đông còn những đường nằm bên trái gọi là đường kinh tuyến Tây.
Đặc trưng cơ bản của đường vĩ tuyến gốc
Cũng tương tự như đường kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc cũng mang những đặc trưng riêng có như:
- Chiều dài của đường vĩ tuyến gốc là lớn nhất trên địa cầu.
- Chỉ có một đường vĩ tuyến gốc duy nhất hay còn được gọi với tên quen thuộc là đường xích đạo.
- Cùng với những đường vĩ tuyến khác, đường vĩ tuyến gốc là đường tròn chạy ngang mặt địa cầu và vuông góc với đường kinh tuyến.
- Đường vĩ tuyến gốc có nhiệm vụ chia trái đất thành 2 nửa. Từ vĩ tuyến gốc trở xuống dưới gọi là bán cầu Nam và từ đường vĩ tuyến gốc trở lên trên gọi là bán cầu Bắc. Nếu chúng ta càng đi về hai cực Bắc và Nam thì các đường vĩ tuyến lại càng bé lại.
- Vĩ tuyến Bắc là những đường vĩ tuyến nằm ở bên trên đường vĩ tuyến gốc. Vĩ tuyến Nam là những đường nằm bên dưới đường vĩ tuyến gốc.
Tham khảo: Kinh tuyến trục là gì? Kinh tuyến trục các tỉnh tại Việt Nam mới nhất
Làm thế nào để xác định được kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc trên bản đồ?
Khi đã hiểu được về khái niệm cũng như đặc trưng của hai đường kinh tuyến gốc vĩ tuyến gốc thì việc xác định được hai đường này trên bản đồ không phải là việc quá khó khăn. Từ mô hình quả địa cầu hoặc trên bản đồ phẳng bạn chỉ cần xác định được đường dọc hoặc đường ngang nằm ở vị trí 0 độ thì đó chính là đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
Hai đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc đóng vai trò to lớn giúp người dùng dễ dàng định vị một vị trí cụ thể trên bản đồ. Chúng rất quan trọng trong những trường hợp lái máy bay qua sa mạc, rừng rậm hoặc vùng biển rộng.
Đặc biệt, với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ hiện nay, việc ứng dụng GPS đã trở nên phổ biến trong đời sống xã hội. Trong đó việc xác định chính xác đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc sẽ giúp cho các thiết bị đo đạc như máy GNSS RTK, máy GPS cầm tay, máy toàn đạc… hoạt động hiệu quả và cho ra những kết quả chính xác.
Ví dụ cụ thể như sau:
Nếu như hệ thống định trên máy GNSS RTK Satlab Freyja cho biết vị trí hiện tại của bạn nằm trên đường kinh tuyến gốc, bạn chỉ cần tìm thêm vị trí trên vĩ tuyến. Ví dụ, vị trí đó nằm trên vĩ tuyến Nam, ứng với 47 độ 40’ thì tọa độ vị trí được xác định: vĩ độ là 47 độ 40’ vĩ độ Nam và kinh độ là 0 độ 0’.
Hoặc, nếu vị trí hiện tại của bạn được định vị bằng máy GNSS RTK Hi-Target V500 đang nằm trên vĩ tuyến gốc thì bạn cũng chỉ cần tìm thêm vị trí trên hệ thống các đường kinh tuyến. Nếu vị trí nằm trên kinh tuyến Tây, ứng với 108 độ 9’ thì tọa độ vị trí được xác định: vĩ độ là 0 độ 0’ và kinh độ là 108 độ 9’ kinh Tây.
Xem thêm: Hệ thống kinh vĩ tuyến và tọa độ địa lý
Những thông tin trong bài viết trên đã cung cấp những thông tin tổng quan về đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Nắm được những đặc trưng cụ thể cũng như cách xác định hai đường này sẽ giúp bạn dễ dàng biết được chính xác vị trí hiện tại của mình trên bản đồ. Nếu quý bạn đọc cần biết thêm các thông tin liên quan, hãy truy cập website của Việt Thanh Group nhé.
Nhưng để định vị chính xác vị trí, ranh giới của thửa đất trên bản đồ thì cần đến dịch vụ đo đạc đất đai chuyên nghiệp đi liền với những máy móc, hiện đại như máy cân bằng laser, máy kinh vĩ, máy bộ đàm…, của những đơn vị uy tín… Nếu quý khách hàng có nhu cầu, hãy liên hệ hotline: 0972.819.598 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: Tìm hiểu về tọa độ địa lý Việt Nam
Trịnh Tuấn Phát
Trịnh Tuấn Phát - Nhân viên kỹ thuật Việt Thanh Với hơn 15 năm kinh nghiệm. Chuyên bay chụp, đo đạc, sửa chữa và kiểm nghiệm máy GNSS RTK, máy toàn đạc điện tử, máy định vị GPS cầm tay Garmin.... Với kinh nghiệm có được, tôi mong muốn hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn cho mọi người kiến thức về trắc địa, máy móc,...