ONSITE LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ONSITE?

Admin

Một khi chọn trở thành lập trình viên, bạn có rất nhiều lựa chọn: làm việc cho các công ty Product để xây dựng sản phẩm nội bộ, hoặc các công ty Outsourcing gia công phần mềm cho các sản phẩm của đối tác. Hoặc ngoài ra, còn một lựa chọn khác đó là Onsite hay còn gọi là “Located on the site”, hiểu chung chung là làm việc cho khách hàng ngay chính tại trụ sở của khách hàng. Từ đó có thể tham gia vào những đội nhóm lập trình viên chuyên nghiệp từ nhiều công ty lớn, trong đó có cả những công ty trong nước lẫn nước ngoài.

Là một lập trình viên, đặc biệt là những bạn trẻ tuổi, ai cũng mơ ước được một lần làm việc onsite ở nước ngoài. Thực chất đó cũng là điều dễ hiểu. Bởi vì khi ta còn trẻ, khao khát được chinh phục những nấc thang trong sự nghiệp khiến cho ta cảm thấy hứng thú. Bài viết này có lẽ dành cho những ai đang trong những nấc thang đầu tiên trong ngành IT, khi mà khái niệm “Working Onsite” trở nên lạ lẫm nhưng lại có sức thu hút mạnh mẽ.

Cơ bản về làm việc Onsite

Onsite là làm việc cho khách hàng, tại văn phòng, trụ sợ của khách hàng – thay vì làm việc cho doanh nghiệp đã ký hợp đồng ban đầu. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp IT và người làm việc Onsite cũng tương tự như là một IT freelancer khi làm việc cho các doanh nghiệp lớn, chủ yếu tương tác trao đổi với nhau qua tiến độ của dự án. Nhưng lợi thế của người làm việc Onsite đó chính là trực tiếp trao đổi với các thành viên trong dự án để nhanh chóng tìm ra những giải pháp ngay tức thì, giúp cả hai bên không bị bị động trong khi giao tiếp với nhau. Chính vì thế, người đi Onsite phải thực sự là người có sự nhạy bén, có khả năng nắm bắt vấn đề nhanh chóng để giúp cho công việc thuận lợi hơn.

Onsite được gì?

  • Kiến thức: Dân IT đi onsite luôn được trang bị những kiến thức cơ bản nhất nhằm phục vụ cho dự án mới. Bạn sẽ nhận rất nhiều kiến thức khi tham gia một dự án lớn với quy mô hàng trăm, hàng ngàn người. Vậy nên đó là thứ dễ nhận thấy nhất.
  • Kinh nghiệm: Phải đối mặt và giải quyết những vấn đề chưa từng gặp phải, vấn đề hóc búa và phải giải quyết chúng một cách nhanh chóng cho kịp tiến độ, biết cách phòng tránh lỗi trong quá trình làm việc, biết cách fix lỗi và cho ra đời sản phẩm kịp tiến độ. Ngoài ra, kỹ năng mềm và cách thức giám sát, đôn đốc dự án là những gì bạn chẳng thể học được khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
  • Môi trường mới: Lập trình viên sẽ được làm quen với những con người mới, cách làm việc mới, văn hóa doanh nghiệp mới… tạo cho bạn những thói quen mới chuyên nghiệp hơn.
  • Ngôn ngữ mới: Cho dù bạn onsite trong nước hay nước ngoài thì ngoại ngữ là thứ bạn rất cần trau dồi thêm để công việc thêm thuận tiện hơn. Sẽ có những lúc bạn bơ vơ tại xứ người, không có một người bạn nào ở bên bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của ngoại ngữ. Trong công việc cũng vậy, bạn giao tiếp được, hiểu được ý định thì sẽ code nhanh hơn so với nhờ phiên dịch.
  • Cơ hội thăng tiến: Hãy tận dụng khoảng thời gian này để hoàn thiện bản thân, tích lũy những kinh nghiệm dù là nhỏ nhặt nhất. Với những kinh nghiệm hay phong cách làm việc chuyên nghiệp khi tiếp xúc với đối tác lớn, bạn sẽ dễ dàng thăng tiến một cách nhanh chóng.

Vậy Onsite mất gì?

  • Mối quan hệ: liên tục thay đổi đồng nghiệp, môi trường, nơi ở.
  • Thời gian: Để kịp tiến độ, bạn sẽ phải hoàn thành nhiều việc một lúc, OT ngày đêm và chẳng còn thời gian cho bản thân, cho gia đình.
  • Quyền lợi: Đó là các phúc lợi như team building, các khóa học hay thỉnh thoảng không được tính lương OT cũng là những khó khăn cần vượt qua.

Tất nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Onsite là cơ hội cho bạn được rất nhiều về kiến thức và kinh nghiệm cũng như thực hành những kĩ năng mềm tốt nhất. Đó là thực hành cách giao tiếp với những con người hoàn toàn xa lạ, cách đàm phán mang lại hiệu quả cho bạn, là cách sắp xếp quản lý thời gian để bạn tránh bị cuốn vào mớ task hỗn độn. Nếu như may mắn thì rất có thể bạn được cử đi làm onsite tại nước ngoài vì vậy việc trau dồi ngoại ngữ cho mình là điều cực kỳ tốt.

Những hạn chế nhất định khi đi onsite bạn chính là bộ mặt của công ty làm việc trực tiếp với khách hàng, điều đó cũng phần nào tạo nên áp lực đối với bạn. Bạn sẽ phải nỗ lực nhiều hơn, bắt nhịp nhanh hơn để làm tốt vai trò của mình nên nó cũng sẽ ngốn rất nhiều thời gian của mình. Tuy nhiên được lại nhiều hơn mất, còn trẻ thì ngại gì xông pha đúng không các bạn?