Soạn bài Thiên Trường vãn vọng lớp 8 mới nhất? Yêu cầu cần đạt phần viết trong môn Ngữ văn lớp 8 thế nào?

Admin
Hướng dẫn học sinh soạn bài Thiên Trường vãn vọng lớp 8 mới nhất? Yêu cầu cần đạt phần viết trong môn Ngữ văn lớp 8 thế nào?

Soạn bài Thiên Trường vãn vọng lớp 8 mới nhất?

Thiên Trường vãn vọng là một bài thơ nổi tiếng của vua Trần Nhân Tông (sinh năm 1258 mất năm 1308, là vị vua thứ 3 của nhà Trần). Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, miêu tả cảnh sắc yên bình và tĩnh lặng của làng quê Thiên Trường vào buổi chiều tà.

Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Thiên Trường vãn vọng lớp 8

Hướng dẫn soạn bài Thiên Trường vãn vọng

Câu 1. Xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn , dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Yếu tố để nhận biết:

+ Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.

+ Cách gieo vần: Các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau (yên, biên, điền)

+ Luật thơ: Luật Trắc

Câu 2. Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh.

- Cảnh vật được tái hiện vào buổi hoàng hôn.

- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả:

+ Khung cảnh đặc trưng của buổi chiều muộn nơi làng quê: trước thôn, sau thôn “mờ mờ như khói phủ”.

+ Cảnh hoàng hôn mờ ảo, thời gian vô hình đã được “hữu hình hóa” qua sự biến đổi tinh tế của cảnh vật.

Câu 3. Bức tranh cuộc sống ở hai câu thơ cuối như thế nào?

Hai câu cuối của bài thơ đã gợi lên một bức tranh cuộc sống, bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình, giản dị nhưng vẫn có sự sống mà không đìu hiu, vắng vẻ.

- Buổi hoàng hôn, không gian thanh tĩnh, khi mọi hoạt động dần lắng xuống, con người và loài vật đều tìm về nơi sum vầy, nghỉ ngơi, …

- Hình ảnh gần gũi, thân quen nơi những cánh đồng quê Bắc Bộ, gợi nhịp sống đời thường bình yên, ấm áp.

Câu 4. Chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

- Không gian thôn xóm: Chìm vào màn sương khói chiều mờ ảo. Cảnh vật: “bán vô bán hữu” vừa như có lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực.

- Không gian cánh đồng: Mục đồng thổi sáo, đàn trâu trở về, cò liệng xuống cánh đồng.

- Không gian trải dài: theo con đường trẻ mục đồng “lùa trâu về hết”

- Không gian được nối từ cao xuống thấp: theo những đôi cò trắng bay liệng, đậu xuống cánh đồng.

Câu 5. Qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

tác giả đang chìm đắm vào khung cảnh thiên nhiên của làng quê và nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, từ đó có thể thấy được tình yêu mến và gắn bó sâu sắc với quê hương. Trong lòng trào dâng một tình yêu thương, thái độ trân trọng dành cho thiên nhiên, con người, cuộc sống. Đồng thời thể hiện niềm vui, hạnh phúc trước vẻ đẹp thanh bình của cuộc sống đời thường.

Câu 6. Cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì.

- Vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình: câu thơ gợi khung cảnh đồng quê thanh bình, mở ra liên tưởng về những mùa vụ ấm no, sự sống yên bình, liên tưởng về những vụ mùa no ấm, về sự sống sinh sôi nảy nở, nhịp sống bình yên quý giá sau những năm tháng chiến tranh chống quân Nguyên xâm lược.

- Vẻ đẹp của tâm hồn tác giả: tình yêu thương bao trùm vạn vật, trân trọng và nâng niu vẻ đẹp cuộc sống,...

Câu 7. Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

Hình ảnh một vị vua thường gắn với chốn hoàng cung sa hoa và lộng lẫy, có kẻ hầu người hạ xung quanh. Nhưng không gian được miêu tả trong bài thơ lại mang vẻ giản dị, thanh bình của một làng quê. Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước họa xâm lăng.

Lưu ý: Nội dung soạn bài Thiên Trường vãn vọng lớp 8 chỉ mang tính chất tham khảo!

Soạn bài Thiên Trường vãn vọng lớp 8 mới nhất? Yêu cầu cần đạt phần viết trong môn Ngữ văn lớp 8 thế nào?

Soạn bài Thiên Trường vãn vọng lớp 8 mới nhất? Yêu cầu cần đạt phần viết trong môn Ngữ văn lớp 8 thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt phần viết trong môn Ngữ văn lớp 8 thế nào?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt phần viết trong môn Ngữ văn lớp 8 như sau:

Quy trình viết

- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Thực hành viết

- Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố này trong văn bản.

- Bước đầu biết làm một bài thơ tự do (sáu, bảy chữ). Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

- Viết được bài phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.

- Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.

- Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.

Ngữ liệu thơ, ca dao, truyện thơ Nôm môn Ngữ văn lớp 8, lớp 9 tham khảo?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT các ngữ liệu tham khảo thơ, ca dao, truyện thơ Nôm môn Ngữ văn lớp 8, lớp 9 bao gồm:

- Bánh trôi nước, Mời trầu (Hồ Xuân Hương)

- Bếp lửa (Bằng Việt)

- Ca dao về con người, xã hội

- Chân quê, Không đề (Nguyễn Bính)

- Chó sói và chiên con, Ve và kiến (J. La Fontaine)

- Con đường chưa đi (R. Frost)

- Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)

- Đồng chí (Chính Hữu)

- Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

- Hội Tây, Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)

- Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

- Mộ (Chiều tối - Hồ Chí Minh)

- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

- Nam quốc sơn hà (Thời Lý)

- Nói với con (Y Phương)

- Ngôn chí số 20, Thuật hứng 24 (Nguyễn Trãi)

- Ông đồ (Vũ Đình Liên)

- Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

- Sang thu (Hữu Thỉnh)

- Thuốc đắng (Mai Văn Phấn)

- Mẹ Tơm (Tố Hữu)

- Tống biệt (Tản Đà)

- Truyện Kiều (Nguyễn Du)

- Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)

- ...