ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ
1. Các hình th c đánh giá trong d y h cứ ạ ọ
1.1. Đánh giá th ng xuyên ườ
a. Khái ni m đánh giá th ng xuyênệ ườ
Đánh giá thường xuyên (ĐGTX) hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động
đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp
thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học
tập. ĐGTX chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy
học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá
trình dạy học một môn học nào đó (đánh giá đầu năm/đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi
kết thúc quá trình dạy học môn học này (đánh giá tổng kết). ĐGTX được xem là đánh
giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của người học.
b. M c đích đánh giá th ng xuyênụ ườ
− Mục đích của ĐGTX nhằm thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả
học tập của HS trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết
những gì họ đã làm được so với mục tiêu, yêu cầu của bài học, của chương trình và
những gì họ chưa làm được để điều chỉnh hoạt động dạy và học. ĐGTX đưa ra
knhững khuyến nghị để HS có thể làm tốt hơn những gì mình chưa làm được, từ đó
nâng cao kết quả học tập trong thời điểm tiếp theo.
− ĐGTX còn giúp chẩn đoán hoặc đo kiến thức và kĩ năng hiện tại của HS nhằm
dự báo hoặc tiên đoán những bài học hoặc chương trình học tiếp theo cần được xây
dựng thế nào cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của HS.
Có sự khác nhau về mục đích đánh giá của ĐGTX và đánh giá định kì (ĐGĐK).
ĐGTX có mục đích chính là cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho GV và HS để
điều chỉnh hoạt động dạy và học, không nhằm xếp loại thành tích hay kết quả học tập.
ĐGTX không nhằm mục đích đưa ra kết luận về kết quả giáo dục cuối cùng của từng
HS. Ngoài việc kịp thời động viên, khuyến khích khi HS thực hiện tốt nhiệm vụ học
tập, ĐGTX còn tập trung vào việc phát hiện, tìm ra những thiếu sót, lỗi, những nhân
tố ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện của HS để có những giải pháp hỗ trợ
điều chỉnh kịp thời, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục. Trong khi
mục đích chính của ĐGĐK là xác định mức độ .đạt thành tích của HS, mà ít quan tâm
đến việc thành tích đó HS đã đạt được ra sao/ bằng cách nào và kết quả đánh giá này
được sử dụng để xếp loại, công nhận HS đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm
vụ học tập.